Những bệnh dạ dày thường gặp?

Những bệnh dạ dày thường gặp? Hãy cùng Shipthuoc247 giải đáp thắc mắc cho các bạn trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu – Những bệnh dạ dày thường gặp?

Dạ dày là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa. Dạ dày vừa là nơi dự trữ thức ăn, vừa nghiền nát chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Một dạ dày khỏe mạnh sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn mạnh mẽ và khỏe mạnh.

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. Nắm được những thông tin cơ bản về bệnh như nguyên nhân, triệu chứng thường gặp và phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh chủ động hơn nếu không may mắc phải bệnh.

Những bệnh dạ dày thường gặp
Những bệnh dạ dày thường gặp

Những bệnh dạ dày thường gặp?

Bệnh loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm và loét niêm mạc dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng).

Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày:

– Nhiễm khuẩn H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm loét dạ dày. Sau khi vào dạ dày, vi khuẩn này sẽ chui vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, hình thành sẹo loét.

– Việc sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm NSAID như ibuprofen, naproxen, diclofenac… trong thời gian dài gây nên tổn thương dạ dày. Các thuốc này ức chế tổng hợp prostaglandin, làm giảm tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

Bệnh viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày và có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh có các triệu chứng rất giống với các bệnh rối loạn tiêu hóa thông thường nên người bệnh dễ chủ quan và không điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày mãn tính:

– Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, dễ khiến axit trong dạ dày tấn công và tạo ra các vết loét.

– Thức khuya, ăn uống không điều độ, căng thẳng thần kinh, tâm lý trong thời gian dài.

– Do thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng làm bào mòn và chảy máu niêm mạc tế bào dạ dày.

Viêm loét tá tràng 

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gây viêm, loét niêm mạc dạ dày, tá tràng (đoạn đầu tiên của ruột non). Những chấn thương xảy ra khi lớp niêm mạc (lớp lót trong cùng) của dạ dày hoặc tá tràng bị mòn, các lớp bên dưới dạ dày hoặc thành ruột bị lộ ra ngoài.

Nguyên nhân gây viêm loét tá tràng:

– Helicobacter pylori làm tổn thương niêm mạc và gây loét bằng cách tạo ra một loại enzyme trong môi trường axit của dạ dày và ăn mòn hàng rào chất nhầy. Từ đó, người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng cao bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các bệnh lý về đường tiêu hóa khác.

– Việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản là 1 bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến ở Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn đưa vào miệng và xuống thực quản, cơ vòng thực quản sẽ giãn ra để thức ăn, chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược axit sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản khiến niêm mạc thực quản bị kích ứng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:

– Béo phì hoặc tăng cân đột ngột: khiến áp lực lên dạ dày tăng cao khiến triệu chứng trào ngược trở nên trầm trọng hơn.

– Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới: Cơ thắt thực quản dưới (LES) giãn ra khi nuốt, sau đó co lại và đóng lại để ngăn dịch vị trào ngược lên thực quản. Khi cơ vòng này bị rối loạn chức năng, không đóng hoàn toàn có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Đau dạ dày

Đau dạ dày là 1 tình trạng dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không bị tổn thương thực sự mà chỉ có rối loạn nhu động dạ dày, có tăng tiết axit dịch vị. Từ đó, bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ và nóng rát hoặc nóng rát vùng thượng vị. Sự khó chịu này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cơn đau kéo dài và dữ dội lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau dạ dày:

– Nguyên nhân hay gặp là do vi khuẩn Helicobacter Pylori hoặc dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc là dùng Aspirin. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: bệnh Crohn và hội chứng Zollinger- Ellison…

– Ung thư thực quản do tim phổ biến ở người hút thuốc và nghiện rượu nặng. Ung thư dạ dày thường gặp lứa tuổi trung niên. Đây cũng là nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến triệu chứng đau dạ dày.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là hiện tượng tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường, đột biến, mất kiểm soát, xâm lấn các mô lân cận (xâm lấn cục bộ) hoặc xa (di căn) qua hệ thống. bạch huyết. Khi ung thư dạ dày tiến triển, nó có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày:

– Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét niêm mạc dạ dày mãn tính và dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.

– Ung thư dạ dày có liên quan đến 1 số hội chứng di truyền. Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con sẽ là 48%.

– Biến chứng say phẫu thuật dạ dày:

Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn. Vì vậy, đối với người có tiền sử phẫu thuật dạ dày nên chú trọng tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm.
Ngoài ra, các yếu tố khác như béo phì, tuổi tác, nhóm máu, giới tính hay thói quen sinh hoạt cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nguồn: Tham khảo Internet

SEO2023

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0923283003 hoặc truy cập shipthuoc247.com để được hỗ trợ.