Viêm xoang ở bà bầu?

Viêm xoang ở bà bầu? Hãy cùng Shipthuoc247 giải đáp thắc mắc cho các bạn trong bài viết dưới đây

Giới thiệu

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc các xoang do một nguyên nhân nào đó có thể là nhiễm virut, nấm, vi khuẩn hoặc tác nhân dị ứng gây viêm nhiễm, sưng tấy, tăng tiết dịch dẫn đến cản trở sự lưu thông của máu. dịch nhầy chảy ra từ xoang gây ứ đọng các chất này. Do sự ứ đọng này sẽ dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, đau nhức vùng xoang hoặc các vị trí lân cận.

Tác động của viêm xoang đối với bà bầu:

Viêm xoang sẽ khiến bà bầu bị ho và hắt hơi liên tục, tần suất ho ngày càng nhiều sẽ kích thích các cơn co thắt ở tử cung. Nếu kích thích tăng dần, có một sinh non không mong muốn. Viêm xoang mạn tính thường đi kèm với tình trạng giảm cung cấp oxy cho bà bầu khi ngủ.

Viêm xoang ở bà bầu
Viêm xoang ở bà bầu

Nguyên nhân gây viêm xoang ở bà bầu

Hormone thai kỳ, đặc biệt là progesterone và estrogen, có thể khiến cho bệnh viêm xoang nặng hơn. Nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu ở trong các mạch và màng (bao gồm cả màng nhầy) khiến chúng sưng lên, dẫn đến tắc nghẽn, chảy nước mũi sau.

Cảm lạnh và cúm

Hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu khi mang thai và làm tăng khả năng viêm xoang do nhiễm vi khuẩn, nấm và virus

Viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và dị ứng phấn hoa
Chấn thương đầu mũi… dẫn đến phản ứng viêm.

Triệu chứng của viêm xoang ở bà bầu

Viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi bởi chúng đều có chung triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,… Để chắc chắn hơn, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế khi có nhu cầu thăm khám. Nhận thấy các triệu chứng bất thường như là:

Hắt hơi liên tục, sổ mũi và ngạt mũi

Nước mũi có mùi lạ, khó chịu

Nước mũi ra nhiều hơn, đặc và có màu xanh hoặc vàng

Cảm giác đau nhức vùng thái dương, hốc mắt, đau dần lên đầu và cả mặt

Tác động của viêm xoang ở bà bầu đến sức khỏe thai nhi

Theo các chuyên gia y tế, viêm xoang do nhiễm trùng hoặc các bệnh đường hô hấp khác sẽ không ảnh hưởng đến em bé. Vì em bé được bảo vệ bởi nhau thai nên nhau thai có khả năng sàng lọc hầu hết các chất độc gây bệnh.
Tuy nhiên, tác hại gián tiếp của bệnh viêm xoang ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai của bà bầu.
Đau đầu, mệt mỏi dẫn đến sức khỏe mẹ giảm sút, tinh thần suy nhược, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý mẹ bầu.
Tình trạng viêm xoang cũng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt,… mẹ bầu rất dễ bị ngã.
Viêm xoang sẽ khiến bà bầu bị ho và hắt hơi liên tục, tần suất ho ngày càng nhiều sẽ kích thích các cơn co thắt ở tử cung. Nếu kích thích tăng dần, có một sinh non không mong muốn.
Viêm xoang mạn tính thường đi kèm với tình trạng giảm cung cấp oxy cho bà bầu khi ngủ. Lúc này, lượng oxy cung cấp cho thai nhi cũng theo đó mà giảm đi. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng gặp các vấn đề nghiêm trọng như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

Phòng ngừa và điều trị viêm xoang ở bà bầu

Phòng ngừa viêm xoang ở bà bầu:
– Hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm hoặc nếu phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài.
– Khu vực sinh hoạt của gia đình cần được vệ sinh thường xuyên.
– Hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, mắc các bệnh về đường hô hấp.
– Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên.
Điều trị viêm xoang khi mang thai có thể là sự kết hợp giữa thuốc điều trị triệu chứng, thuốc điều trị căn nguyên và kết hợp các biện pháp chăm sóc giúp làm giảm triệu chứng và hạn chế tái phát.
Thuốc trị viêm xoang cho phụ nữ:
– Điều trị triệu chứng.
– Điều trị phụ thuộc vào những nguyên nhân cụ thể. Nếu do vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh, chọn nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, an toàn cho thai nhi. Nếu do virus gây ra thì phương pháp điều trị chủ yếu là nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng.
– Nghẹt mũi nhiều: Dùng thuốc tiêu viêm, giảm xuất tiết.
– Dùng thuốc kháng histamin trong trường hợp viêm dị ứng hoặc để giảm viêm, giảm tiết dịch.
– Nếu đau đầu, đau họng, bạn có thể dùng paracetamol.
Các biện pháp không sử dụng thuốc: Làm giảm triệu chứng
– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý và thường xuyên rửa mũi có thể làm giảm các kháng nguyên trên bề mặt niêm mạc mũi, giảm các phản ứng dị ứng.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng vào ban đêm để giữ ẩm cho mũi và đẩy nhanh quá trình hồi phục trong khi bạn ngủ.
– Chế độ ăn uống: Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng với mầm bệnh, uống nhiều nước, có thể uống các loại nước ép trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng.
– Gối cao hơn khi ngủ giúp giảm khó thở và ngăn chất nhầy tích tụ trong xoang vào ban đêm.
– Xông mũi bằng hơi nước ngày 2 lần giúp làm loãng dịch nhầy, giúp dịch nhầy đào thải ra khỏi xoang dễ dàng hơn, tránh tích tụ.
– Súc miệng bằng nước muối ấm giúp thông mũi và giảm đau họng.
– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn chống lại các tác nhân vi sinh vật.
– Khi bị viêm xoang thường dẫn đến những cơn đau đầu khó chịu, có thể giảm đau đầu bằng các biện pháp không dùng thuốc như: Đắp y dương lên vai, cổ hoặc trán, xoa nhẹ vùng trán rồi tắm nước ấm.

Lưu ý cho bà bầu khi điều trị viêm xoang

– Khi sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về loại, liều lượng và thời gian sử dụng để hạn chế ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

– Nếu sử dụng các biện pháp không dùng thuốc và thuốc không kê đơn mà bệnh không thuyên giảm, sốt trên 38 độ C, viêm xoang tái phát, ho khạc đờm vàng xanh hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý thì cần: đến cơ sở y tế để được điều trị .

Nguồn: Tham khảo Internet

SEO2023

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0923283003 hoặc truy cập shipthuoc247.com để được hỗ trợ.